Wed, 05 / 2014 9:06 am |

1.Đối với những vết cắn nhẹ: Nếu vết cắn của thú chỉ tạo thành hình dấu răng trên da sẽ không thể lây truyền virus bệnh dại. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng với nước. Sau đó, bôi một ít thuốc kem kháng sinh lên vết cắn […]

1.Đối với những vết cắn nhẹ:

Nếu vết cắn của thú chỉ tạo thành hình dấu răng trên da sẽ không thể lây truyền virus bệnh dại. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng với nước. Sau đó, bôi một ít thuốc kem kháng sinh lên vết cắn để ngừa nhiễm trùng, rồi dùng một miếng gạc sạch băng lại.

2. Đối với những vết cắn sâu:

Trong trường hợp vết cắn của thú tạo thành vết thương trên da hoặc làm rách da, gây chảy máu nhiều, bạn hãy sử dụng một miếng gạc, hoặc miếng vải sạch và khô ấn mạnh vào vết thương để ngăn máu chảy. Sau đó, đưa người bị thú cắn tới ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

3. Đối với những vết cắn gây nhiễm trùng:

Trong trường hợp bạn nhận thấy vết cắn của thú trên da có dấu hiệu bị sưng, đau và tấy đỏ, hãy đưa người bị thú cắn đến bệnh viện ngay lập tức.

4.Đối với các vết cắn nghi ngờ bị nhiễm virus bệnh dại:

Trong trường hợp bạn nghi ngờ vết cắn gây ra bởi các con thú có mang virus bệnh dại, hãy đưa người bị cắn đến bệnh viện để tiêm ngừa. Những con thú bị nghi ngờ mang virus dại thường là thú hoang, thú thuần hóa mà tình trạng tiêm phòng miễn dịch của chúng không được biết cụ thể. Đối với trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định bạn phải tiêm phòng.

Lời khuyên & Cảnh báo

Những vết cắn của các con thú nuôi hoặc thú hoang không được tiêm phòng miễn dịch có thể mang nguy cơ lây truyền virus bệnh dại. Theo các chuyên gia, bệnh dại thường gây ra bởi các loại thú như gấu trúc Mỹ, chồn hôi, cáo và dơi hơn là chó và mèo. Riêng đối với các loại thú như thỏ, sóc hoặc những con thú thuộc bộ gặm nhấm khác rất hiếm khi mang virus bệnh dại.

Bài viết cùng chuyên mục